Xin kính chào và cảm ơn bạn đã ghe thăm Website của chúng tôi.
Hiện nay chúng tôi làm trong lình vực BĐS nên trong công việc tôi đã tiếp xúc và nắm được một số thông tin của một số khách hàng đang có những suy nghĩ mà tôi cho là họ đang không hiểu gì về cách sử lý nợ quá hạn và cách ngân hàng sử lý nợ quá hạn với tài sản mà họ đang thế chấp tại ngân hàng.
Cách đây một vài năm về trước BDS được giá và giao dịch nhiều nên khi đó ngân hàng cũng định giá để cho vay với giá trị cao. Ví dụ năm 2021 một thửa đất được ngân hàng định giá là 1 tỷ đồng thì ngân hàng sẽ cho khách hàng của họ vay tối đa lên tới 800 triệu. Nhưng đến thời điểm năm 2023 thửa đất đó có giá trị giao dịch chỉ được 600 triệu đồng, thế là một số người có suy nghĩ mình đang thế chấp ngân hàng vay được những 800 triệu dại gì bán 600 triệu thà để cho ngân hàng thu hồi với giá 800 còn hơn tự bán. Thế là một số người đã chọn cách mặc kệ ngân hàng muốn sử lý sao thì sử lý.
Suy nghĩ này hoàn toàn không đúng và hôm nay tôi đã tổng hợp một số quy định về cách sử lý nợ quá hạn của và cách sử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng để mọi người cùng tìm hiểu để đưa ra lựa chọn và quyết định sáng suốt.
Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là các khoản vay tới thời hạn trả nợ nhưng khách hàng không thể thanh toán đúng thời hạn. Việc này làm ảnh hưởng tới ngân hàng và lúc này bạn sẽ được đưa vào nhóm nợ quá hạn.
Nợ quá hạn sẽ được chia thành 2 loại:
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay có tài sản thế chấp nhưng chưa được giải thế chấp khi tới hạn. Đối với các khoản vay quá hạn thế chấp thì rất có thể tài sản sẽ bị thanh lý để bù nợ.
Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp: Là các khoản vay tín chấp không cần tài sản thế chấp nhưng khi tới thời hạn không thanh toán được. Đối với các khoản vay này người đi vay sẽ bị xếp vào các nhóm nợ xấu và ngân hàng có khả năng cao là bị mất vốn.
Nếu trong quá trình vay vốn khách hàng có gặp phải vấn đề về tài chính. Vậy thì các bạn nên thông báo với ngân hàng để gia hạn thêm thời gian chứ không để quá hạn.
Nợ quá hạn ngân hàng không trả có sao không?
Khi một cá nhân hoặc tổ chức vay vốn ngân hàng nhưng không trả được và rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Chắc chắn các ngân hàng sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt để răn đe cũng như đòi số tiền đã vay.
Bị phạt phí quá hạn rất cao với mức lãi suất gấp 150% so với lãi suất ban đầu. Ngoài ra còn phải chịu thêm các khoản phí dịch vụ khác đi kèm.
Đưa vào danh sách nợ xấu, hạn chế khả năng vay vốn của người quá hạn hoặc người thân chung hộ khẩu trong tương lại.
Bị lập hồ sơ và đưa ra toàn để khởi kiện với tội danh lợi dụng lòng tinh chiếm đoạt tài sản.
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Vì xử lý nợ quá hạn là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng nên trong cơ cấu của một tổ chức tín dụng luôn bao gồm bộ phận gồm các chuyên viên xử lý và thu hồi nợ thực hiện các hoạt động xử lý nợ theo nguyên tắc và quy định của Pháp luật. Thông thường, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng sẽ được thực hiện dựa trên 02 nguồn cơ sở pháp lý:
Thứ nhất là quy định chung của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn.
Thứ hai là quy định riêng tại Điều lệ, Thoả thuận cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay của từng Ngân hàng.
Căn cứ trên các quy định đó, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thông báo về việc nợ quá hạn đối với khách hàng
Theo quy định của Pháp luật về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm và quyền trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Đối với hoạt động này, tổ chức tín dụng tiến hành xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng đã được quy định trong điều lệ và được khách hàng tiếp cận, hiểu rõ. Mục đích của hoạt động này là nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay cho tổ chức tín dụng của mình.
Trong quá trình tiến hành kiểm tra và giám sát, nếu xảy ra trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng để giúp khách hàng nắm bắt được thông tin nợ quá hạn của mình. Nội dung thông báo tối thiểu cần có các nội dung sau: Số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả.
Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Sau khi tiến hành thông báo về vấn đề nợ quá hạn của khách hàng và khách hàng có trình bày lý do về việc không đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn thì ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả từ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể:
Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn cho vay đã thoả thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì sẽ được xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay).
Đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiếp tục cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng.
Ngoài ra, thời hạn để thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay. Thông thường thời hạn cho việc tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ là 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận theo Hợp đồng cho vay.
Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm
Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Sau khi tiến hành thông báo và cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không trả nợ quá hạn, theo nguyên tắc thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tài sản bảo đảm liên qua đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm..có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Còn các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý.
Trước khi tiến hành quy trình ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng với nội dung chủ yếu bao gồm: lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm bị xử lý; và thời gian, địa điểm, cách thức xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ phải giao tài sản bảo đảm cho bên ngân hàng để xử lý.
Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay mà hai bên đã thoả thuận. Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay pháp luật quy định gồm: bán đấu giá tài sản; ngân hàng tự bán tài sản; ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng và các phương thức khác mà pháp luật không cấm.
Sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nếu số tiền có được nhiều hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch phải được ngân hàng trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu số tiền có được nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán sẽ được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm (trừ trường hợp trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có thoả thuận khác). Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có nợ quá hạn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Những khoản vay quá hạn đều là do khách hàng không còn khả năng chi trả nữa. Nhưng thay vì thông báo với ngân hàng để thương lượng thì rất nhiều người lại chọn cách biến mất.
Việc này hoàn toàn không hiệu quả và bạn sẽ tự gây ra hậu quả lớn hơn. Vì ngân hàng sẽ đưa ra các phương án giải quyết gắt gao hơn đó nhé.
Những cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng để thu hồi nợ quá hạn
1/ Gọi điện liên lạc với người đi vay để thông báo về khoản vay.
2/ Thông báo tới cơ quan, công ty nơi bạn đang làm việc để hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.
3/ Bàn giao cho bên thứ 3 để thu hồi nợ.
4/ Đưa ra toàn để giải quyết theo đúng pháp luật.
5/ Lưu lịch sử nợ xấu trên CIC hạn chế bạn và người thân tham gia các sản phẩm vay vốn sau này.
Kinh nghiệm người vay xử lý nợ quá hạn
Nhìn chúng việc của bạn cần phải làm khi mắc nợ quá hạn chính là tới ngân hàng. Tại đây ngân hàng sẽ tạo điều kiện và cơ hội để người đi vay có thể trả đầy đủ khoản nợ. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng đâu nhé.
Người vay chủ động tới ngân hàng để trình bày về vấn đề khó khăn đang gặp phải.
Sau đó đưa ra chi tiết về kế hoạch trả nợ của bạn và chứng minh rõ nguồn thu nhập có thể có trong tương lai.
Ngân hàng sẽ xem xét và đưa ra mức phạt cùng lãi suất hợp lý đối với bạn.
Quy trình thu hồi sử lý tài sản thế chấp ngân hàng
Quy trình thu hồi sử lý tài sản thế chấp ngân hàng: Là quá trình ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo kê biên, phát mại nợ xấu tại sản nhà đất bảo lãnh khi người vay vốn không trả nợ được (vỡ nợ), đồng nghĩa với việc vi phạm nghĩa vụ của mình theo pháp luật dân sự. Vậy, toàn bộ quy trình thu hồi số tài sản đó được diễn ra như thế nào sẽ được bài viết sau đây sẽ thông tin đến Quý bạn đọc về thủ tục thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng đúng luật định
Tài sản nào có thể dùng để thế chấp?
Tài sản thế chấp có thể là một phần hoặc toàn bộ tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai chẳng hạn như vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.
Nếu tài sản thế chấp có vật phụ thuộc vật đó cũng phải được thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
Nếu tài sản thế chấp có hoa lợi, lợi tức thì chúng không thuộc tài sản thế chấp, trừ các bên thỏa thuận tài sản đó cũng là tài sản thế chấp.
Cơ sở pháp lý: Điều 110, 321 Bộ luật dân sự 2015.
Khi nào tài sản bảo đảm thế chấp trong ngân hàng bị thanh lý?
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 299 Bộ luật dân sự 2015.
Phương thức xử lý tài sản thế chấp
Bán đấu giá: Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo phương thức này, trừ khi luật có quy định khác.
Bên nhận thế chấp tự bán tài sản
Bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp
Phương thức khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.
Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng
Thông báo xử lý
Trước khi xử lý tài sản, bên nhận thế chấp phải thông báo về việc xử lý cho bên thế chấp và các bên cùng nhận thế chấp khác. Trừ khi tài sản có nguy cơ hư hỏng dẫn đến giảm sút hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận thế chấp có thể xử lý ngay và thông báo cho bên thế chấp cùng các bên nhận thế chấp khác.
Nếu bên nhận không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cơ sở pháp lý: Điều 300 Bộ luật dân sự 2015.
Giao tài sản để xử lý
Người đang giữ tài sản phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp đã nêu trên.
Trong trường hợp người đang giữ không giao tài sản thì Tòa án sẽ trực tiếp giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 301 Bộ luật dân sự 2015.
Xử lý tài sản
Tài sản được xử lý theo một trong các phương pháp đã nêu trên, bao gồm:
Bán đấu giá
Tài sản thế chấp được nhận để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp
Bên nhận thế chấp tự bán tài sản
Phương thức khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.
Thanh toán số tiền thu được
Số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo Điều 308 Bộ luật dân sự 2015.
Mức chênh lệch giữa số tiền có được từ việc xử lý tài sản và số tiền sau khi thanh toán hết tất cả các chi phí phải được trả cho bên bảo đảm.
Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán hết tất cả chi phí nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ. Khi này, phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản thế chấp.
Cơ sở pháp lý: Điều 307 Bộ luật dân sự 2015.
Quy trình thủ tục thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng diễn ra chủ yếu gồm 4 bước cơ bản như trên. Tuy nhiên, phương hướng để giải quyết khi không đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cần sự tham vấn từ những người có chuyên môn nghiệp vụ
www.nhontrach21h.com Sưu tầm và tổng hợp
Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web https://zland.vn